Mới đây, UBND TP.HCM đã phê duyệt "Chiến lược lao động - việc làm năm 2023 - 2025 và tầm nhìn cho tới năm 2030". Theo đánh giá về thị trường lao động được nêu ra trong chiến lược, TP.HCM là địa phương có cơ cấu dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào.
Lao động đã qua đào tạo tại TP.HCM chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động tại TP.HCM
T.N
Cơ chế liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực còn bất cập, chưa tạo điều kiện để TP.HCM và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam phát huy tiềm năng lẫn cùng nhau hợp tác phát triển về thị trường lao động, về giáo dục và đào tạo.
Theo UBND TP.HCM, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, năng suất lao động thành phố tăng 4,42%/năm, nhưng đến giai đoạn 2016 - 2020 thì tăng 4,31%/năm, thấp hơn 0,11% so với giai đoạn trước. Và tính cả giai đoạn 2016 - 2022 thì chỉ tăng 4,23%/năm.
Trong khi đó, năng suất lao động bình quân của cả nước ở giai đoạn 2011 - 2015 là tăng 4,53%, đến giai đoạn 2016 - 2020 thì tăng 6,05%, cao hơn 1,52% so với giai đoạn trước. Và tính cả giai đoạn 2016 - 2022 tăng 6,71%.
Điều này có nghĩa năng suất lao động của TP.HCM tăng chậm và thấp so với bình quân của cả nước.
Tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu trong độ tuổi từ 25 - 40 tuổi và trên 40 tuổi. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp chung và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của TP.HCM luôn cao hơn so với cả nước và vùng Đông Nam bộ.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm, TP.HCM cần 300.000 chỗ làm việc. Đa số công việc tập trung ở các ngành công nghiệp trọng điểm và dịch vụ chủ yếu. Ví dụ như dệt may - giày da; kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; kỹ thuật điện - điện lạnh - điện công nghiệp - điện tử; dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; công nghệ thông tin; dịch vụ tư vấn - nghiên cứu khoa học và phát triển; cơ khí - tự động hóa; kế toán - kiểm toán; kinh doanh quản lý tài sản - bất động sản.
Cũng trong giai đoạn này (2016 - 2020), nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo có xu hướng tăng qua các năm, bình quân chiếm 77,18% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm, với tốc độ tăng bình quân là 10,42%/năm. Trong đó, nhu cầu nhân lực ở trình độ đại học chiếm 17,42%, cao đẳng chiếm 16,3%, trung cấp chiếm 22,01%, sơ cấp chiếm 21,45%.
Nhưng bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo chiếm 22,82%. Các công việc tập trung ở các ngành thâm dụng lao động như chế biến thực phẩm, dệt may - giày da; nhựa - bao bì và các nghề kinh doanh - thương mại, dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ, in ấn, kinh doanh tài sản - bất động sản.
Về kết nối cung cầu lao động, cũng trong giai đoạn nêu trên, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho hơn 1,5 triệu lượt lao động, trong đó tạo hơn 670.000 chỗ làm mới. Riêng từ năm 2021 - 2023, TP.HCM đã giải quyết cho hơn 423.000 chỗ làm mới cho lao động.
Xem tiếp...
Năng suất lao động tăng chậm
Tính đến năm 2023, lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm 87,27% trong cơ cấu lao động tại TP.HCM. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực hiện của địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.Lao động đã qua đào tạo tại TP.HCM chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động tại TP.HCM
T.N
Cơ chế liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực còn bất cập, chưa tạo điều kiện để TP.HCM và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam phát huy tiềm năng lẫn cùng nhau hợp tác phát triển về thị trường lao động, về giáo dục và đào tạo.
Theo UBND TP.HCM, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, năng suất lao động thành phố tăng 4,42%/năm, nhưng đến giai đoạn 2016 - 2020 thì tăng 4,31%/năm, thấp hơn 0,11% so với giai đoạn trước. Và tính cả giai đoạn 2016 - 2022 thì chỉ tăng 4,23%/năm.
Trong khi đó, năng suất lao động bình quân của cả nước ở giai đoạn 2011 - 2015 là tăng 4,53%, đến giai đoạn 2016 - 2020 thì tăng 6,05%, cao hơn 1,52% so với giai đoạn trước. Và tính cả giai đoạn 2016 - 2022 tăng 6,71%.
Điều này có nghĩa năng suất lao động của TP.HCM tăng chậm và thấp so với bình quân của cả nước.
Tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu trong độ tuổi từ 25 - 40 tuổi
Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp tại TP.HCM là 4,4%, đến năm 2020 giảm xuống còn dưới 3,77%. Năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,29% và năm 2023 giảm còn 3,9%.Tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu trong độ tuổi từ 25 - 40 tuổi và trên 40 tuổi. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp chung và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của TP.HCM luôn cao hơn so với cả nước và vùng Đông Nam bộ.
Nhu cầu nhân lực tập trung các ngành công nghiệp, dịch vụ
TP.HCM là trung tâm kinh tế và tập trung nhiều doanh nghiệp nhất cả nước. Nhu cầu lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hằng năm đều tăng.Trong giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm, TP.HCM cần 300.000 chỗ làm việc. Đa số công việc tập trung ở các ngành công nghiệp trọng điểm và dịch vụ chủ yếu. Ví dụ như dệt may - giày da; kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; kỹ thuật điện - điện lạnh - điện công nghiệp - điện tử; dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; công nghệ thông tin; dịch vụ tư vấn - nghiên cứu khoa học và phát triển; cơ khí - tự động hóa; kế toán - kiểm toán; kinh doanh quản lý tài sản - bất động sản.
Cũng trong giai đoạn này (2016 - 2020), nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo có xu hướng tăng qua các năm, bình quân chiếm 77,18% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm, với tốc độ tăng bình quân là 10,42%/năm. Trong đó, nhu cầu nhân lực ở trình độ đại học chiếm 17,42%, cao đẳng chiếm 16,3%, trung cấp chiếm 22,01%, sơ cấp chiếm 21,45%.
Nhưng bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo chiếm 22,82%. Các công việc tập trung ở các ngành thâm dụng lao động như chế biến thực phẩm, dệt may - giày da; nhựa - bao bì và các nghề kinh doanh - thương mại, dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ, in ấn, kinh doanh tài sản - bất động sản.
Về kết nối cung cầu lao động, cũng trong giai đoạn nêu trên, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho hơn 1,5 triệu lượt lao động, trong đó tạo hơn 670.000 chỗ làm mới. Riêng từ năm 2021 - 2023, TP.HCM đã giải quyết cho hơn 423.000 chỗ làm mới cho lao động.
Xem tiếp...